Doanh nhân khởi nghiệp giống như chuyên gia có động lực với các kĩ năng tuyệt vời, đặc biệt khi họ làm việc chặt chẽ với mọi người, hoặc thực hiện các giao dịch kinh doanh với các công ty có nhiều kinh nghiệm hơn. Họ biết về tầm quan trọng của việc đầu tư vào bản thân để xây dựng các kỹ năng có giá trị, bổ sung vào thế mạnh của bản thân theo thời gian.
Người khởi nghiệp hướng đến việc đạt các mục tiêu tăng trưởng, công bố sản phẩm, thâm nhập các thị trường mới, tham gia vào các sự kiện và xây dựng các mối quan hệ. Nếu bạn nhận thức rõ ràng về mục tiêu và các mốc quan trọng trong khi lập kế hoạch năm, đó có thể là một khởi đầu tuyệt vời.
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
I. Người khởi nghiệp cần tập trung vào số kỹ năng có khả năng quyết định thành công
-
Mặc dù điều quan trọng là phải xác định mục tiêu của bạn trong việc xây dựng kỹ năng, để chúng giúp bạn thành công hơn trong kinh doanh. Cho dù phải dành thời gian để khắc phục những điểm yếu của bản thân, cải thiện hoặc thuê một huấn luyện viên thúc đẩy bạn đầu tư vào các điểm mạnh và kỹ năng.
-
Với sự thay đổi to lớn trong cách thức mà công ty thu hút khách hàng và cách doanh nhân học các kỹ năng mới, câu hỏi hợp lý tiếp theo cho doanh nhân khởi nghiệp là kỹ năng nào là nhân tố thay đổi cuộc chơi?
-
Đã đến lúc mở mang kiến thức và nâng cấp các kỹ năng mà Entrepreneur liệt kê dưới đây. Đó là những kỹ năng hàng đầu mà doanh nhân sẽ cần để trở thành một chuyên gia.
1. Hiểu rõ insight khách hàng
-
Cách bạn xác định, kết nối và hiểu khách hàng là điều quan trọng để xây dựng và phát triển khách hàng. Hiểu khách hàng sẽ giúp bạn xác định những thách thức khách hàng đang đối mặt, đánh giá đúng nỗi đau của khách hàng và kiểm tra liệu họ có sẵn sàng chi trả cho giải pháp bạn cung cấp hay không.
-
Điều này rất quan trọng bởi hầu hết công ty khởi nghiệp thất bại do thiếu hiểu biết. Khách hàng của bạn nhận thức bạn quan tâm đến họ hay không. Khi bạn hiểu những thách thức và tình huống của họ, bạn mở ra cơ hội phát triển mối quan hệ của bạn với họ.
2. Giao tiếp
-
Công việc kinh doanh của bạn có thể ảnh hưởng nếu việc trao đổi thông tin không rõ ràng và không tạo nên ảnh hưởng. Kỹ năng giao tiếp ấn tượng thực sự có thể cách mạng hóa tầm nhìn của bạn, đổi mới một sản phẩm hoặc thương hiệu. Nhiều nhà tâm lý học và chuyên gia tin rằng giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất mà doanh nhân cần học hỏi.
Giao tiếp với khách hàng
3. Sự chân thực của sản phẩm hoặc thương hiệu
-
Tính xác thực của sản phẩm hoặc thương hiệu công ty là yêu cầu tối thiểu để gia tăng giá trị và sự vượt trội cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với thế hệ trẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội. Việc bị dán nhãn giả mạo có thể là một bước lùi nếu bạn đang tự kinh doanh. Hãy tận dụng cơ hội để kết nối với khách hàng và cho họ biết rằng bạn hoàn toàn nghiêm túc với vấn đề của họ.
4. Xây dựng chiến lược kinh doanh
-
Với vô số trách nhiệm đòi hỏi thời gian và sự quan tâm của của bạn, việc lập kế hoạch và xây dựng chiến lược từ các hạng mục đơn giản đến quyết định dài hạn trở thành sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp.
-
Trong thời gian tới, người khởi nghiệp phải học cách xây dựng chiến lược để đạt các mục tiêu dài hạn, bằng cách chia nhỏ các mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn để dần dần dẫn đến thành công lớn theo thời gian.
Bạn có thể tham khảo dịch vụ bên chúng tôi :
5. Bán hàng
-
Một khi bạn hoàn thành những thứ quan trọng, kỹ năng giúp doanh nghiệp phát triển là bán hàng. Nếu một công ty không thể bán sản phẩm hay dịch vụ, công ty đó có thể phá sản. Cho dù bạn giỏi thế nào chăng nữa, bạn cần có kỹ năng bán hàng để làm tốt trong thế giới kinh doanh. Nói một cách đơn giản, bạn phải bán ý tưởng ra thị trường để lấy tiền.
Kiến thức bán hàng cho người mới khởi nghiệp
6. Thuê nhân sự
-
Để điều hành một doanh nghiệp thành công, người khởi nghiệp trẻ sẽ cần nhiều người hỗ trợ bạn đạt mục tiêu. Để làm việc đó, bạn cần xác định và thuê những nhân sự tốt. Đừng chấp nhận những tiêu chuẩn thấp hơn những yêu cầu mà doanh nghiệp cần.
-
Nếu không chú trọng điều này, bạn có thể thuê người có khả năng làm cạn kiệt ngân sách và năng lượng của bạn mà không góp thêm bất kỳ giá trị nào cho khoản đầu tư. Hãy thông minh và có hệ thống khi tìm một nhân sự có giá trị cho doanh nghiệp.
7. Kỹ năng phân tích thị trường
-
Trước khi có ý định kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ nào thì việc nghiên cứu thị trường là một điều cần phải thực hiện. Thị trường bạn phải tìm kiếm là thị trường thị trường tiềm năng, chứ không phải là thị trường hiện tại. Thị trường mục tiêu của bạn lớn hơn nhiều so với số người mà bạn đã tiếp cận được. Ngoài ra, nghiên cứu thị trường để thu thập thông những thông tin vô cùng cần thiết trong việc chuẩn bị kế hoạch kinh doanh.
8. Kỹ năng quản lý tài chính
-
Tài chính là não bộ của mỗi doanh nghiệp, để não bộ đó được minh mẫn sáng suốt thì cần có những cách quản lý tài chính kinh doanh hiệu quả. Nhà quản lý tài chính cần phải nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.
-
Để làm được điều này, bạn cần phải dựa vào các bản báo cáo tài chính kinh doanh, sau đó tiến hành phần tích tài chính kinh doanh qua các số liệu và tình hình hoạt động kinh doanh.
-
Đặc biệt, cơ chế quản lý nguồn vốn quyết định đến sự phát triển các hoạt động kinh doanh và đảm bảo tính an toàn tài chính trong kinh doanh. Chìa khóa là làm cách nào để diễn giải và phân tích các báo cáo tài chính để xác định các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận trong kinh doanh.
9. Kỹ năng đón nhận thất bại
Trong xã hội ngày nay, khi mà thành công trở thành thước đo chuẩn mực, thất bại được xem là tình huống tồi tệ nhất mà chúng ta có thể gặp phải. Đôi khi thất bại là những lỗ hổng trong tư duy, kiến thức của người khởi nghiệp kinh doanh.
Không ai là không thất bại kinh doanh, chỉ có điều họ có muốn nói ra hay không, bởi vậy, bạn phải luôn xác định thất bại ở đâu thì tìm giải pháp ở đó, cái gì thiếu thì bạn bổ sung, thất bại càng sớm thì thành công đến với bạn càng gần.
Kỹ năng đàm phán, giao tiếp, lãnh đạo, phân tích thị trường, quản lý tài chính, đón nhận thất bại đó là những kỹ năng rèn luyện để khởi nghiệp kinh doanh. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong con đường khởi nghiệp của mình.
Ngoài ra bạn có thể quan tâm :