Mở đại lý kinh doanh được xem là một trong những hình thức kinh doanh mang lại nguồn lợi nhuận tương đối lớn cũng như khá an toàn với người kinh doanh. Vậy trên thực tế đây là mô hình kinh doanh như thế nào và đâu là những điều bạn cần lưu ý trước khi trở thành đại lý của một thương hiệu? Hãy cùng LapDuAn.Vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

I. Mở đại lý là hình thức kinh doanh như thế nào? 

  • Kinh doanh đại lý được hiểu là mối quan hệ thương mại giữa hai bên khi thực hiện các công việc theo sự ủy thác của bên còn lại để hưởng chính sách chiết khấu cho đại lý hay ưu đãi theo thỏa thuận của 2 bên. Hình thức kinh doanh này thường phổ biến với các sản phẩm tiêu dùng, thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. 

1 Các hình thức kinh doanh đại lý

  • Được biết đến như một hoạt động trung gian thương mại, mở đại lý thương mại sẽ là hoạt động giữa bên đại lý và bên giao đại lý. Có 3 hình thức kinh doanh đại lý như sau:
  • Đại lý bao tiêu: Đây là hình thức mở đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ dịch vụ cho bên giao đại lý.
  • Đại lý độc quyền: Thường được biết đến như hình thức đại lý cấp 1, với hình thức này, bên giao đại lý sẽ chỉ giao cho một đại lý mua, bán hoặc một số mặt hàng, dịch vụ nhất định tại một khu vực đại lý. 
  • Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: Đây là hình thức mà bên đại lý sẽ trở thành Tổng đại lý, đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

Dịch vụ lập dự án đầu tư

Lập Dự Án Vay vốn đầu tư

Tư vấn tài chính dự án

2. Thù lao đại lý được tính như thế nào?

  • Thông thường, kinh doanh theo hình thức đại lý, bên đại lý sẽ thực hiện việc mua bán trên danh nghĩa của chính mình và được hưởng thù lao. Thù lao sẽ được chi trả theo các hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
  • Thù lao chi trả theo hình thức hoa hồng: Đây là hình thức trả thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm khi bên giao đại lý ấn định giá mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
  • Thù lao chi trả theo chênh lệch giá: Trong trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà chỉ ấn định giá giao đại lý thì thù lao sẽ được tính trên các khoản chênh lệch giá.
  • Trong trường hợp không thỏa thuận được mức thù lao đại lý thì thù lao sẽ được tính theo mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó, hoặc dựa theo mức thù lao trung bình áp dụng cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác. 

3. Quyền sở hữu đối với các loại hàng hóa, dịch vụ như thế nào?

  • Bên giao đại lý sẽ là chủ sở hữu của các loại hàng hóa, tiền giao cho bên đại lý. Tuy nhiên bên đại lý hoàn toàn có thể đánh giá và cân nhắc vấn đề chất lượng hàng hóa, dịch vụ của bên giao đại lý.
  • Nếu xảy ra các vấn đề vi phạm, nếu có lỗi của bên đại lý thì phải liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ đó. Mặt khác, bên giao đại lý cũng là người phải chịu trách nhiệm nếu hành vi vi phạm đó có nguyên nhân đến từ bên giao đại lý.

4 Thời hạn đại lý

mở cửa hàng đại lý

Thời gian của một đại lý

  • Thời hạn đại lý sẽ kết thúc sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng mở đại lý. 
  • Nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng thì bên đại lý có quyền yêu cầu khoản bồi thường cho thời gian đã làm đại lý.
  • Tuy nhiên, nếu bên đại lý là người yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian đã làm đại lý. 

5 Những điều kiện để trở thành đại lý

  • Để trở thành đại lý, bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
  • Là thương nhân, có thể là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể (đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh).
  • Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể của bạn phải đăng ký ngành nghề bán buôn, bán lẻ.
  • Đây được xem là những điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật, tuy nhiên tùy từng doanh nghiệp sẽ có những tiêu chuẩn riêng để lựa chọn đại lý cũng như các quy định ràng buộc nhất định đối với đại lý bán hàng.
  • Do đó, nếu muốn trở thành đại lý của một thương hiệu, doanh nghiệp, hãy chắc chắn là bạn đã trao đổi chi tiết tất cả các điều khoản trước khi ký hợp đồng để tránh rủi ro và tranh chấp sau này.

6 Đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 là gì?

  • Đại lý cấp 1 được hiểu là một hệ thống cửa hàng kinh doanh nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất mà không qua bất kỳ nhà phân phối nào khác. Các công ty thương hiệu thường tìm kiếm đại lý cấp 1 để phân phối sản phẩm rộng khắp tới tay người tiêu dùng.
  • Đại lý cấp 1 thường sẽ được đăng ký độc quyền tại một khu vực, địa phương hay tỉnh thành để đảm bảo các chỉ tiêu về doanh số, chất lượng sản phẩm hàng tháng.
  • Ngay khi mở đại lý trực tiếp, bạn sẽ có cơ hội nhập hàng với giá gốc, ngoài ra còn được hưởng chiết khấu cao cũng như các khoản thưởng phần trăm, thưởng quý, năm,… nếu có thể đảm bảo các chỉ tiêu đề ra. 
  • Đại lý cấp 2 thường sẽ là người nhập hàng từ các đại lý cấp 1 và chịu sự quản lý của các hệ thống đại lý cấp 1. Đại lý cấp 2 sẽ không phải chịu quá nhiều sức ép về chỉ tiêu, sản phẩm hay điều kiện như các đại lý cấp 1, tuy nhiên sẽ không nhận được nhiều chính sách chiết khấu cho đại lý cao như các đại lý cấp 1.
  • Để mở đại lý chính hãng, bạn cần có vốn đầu tư lớn hoặc có mặt bằng trưng bày hàng hóa, kho bãi dự trữ nhập hàng, khả năng tiêu thụ hàng hóa ổn định cũng như kho bãi dự trữ nhập hàng. Tùy theo khả năng kinh doanh và hướng đi của mình mà bạn có thể lựa chọn các hình thức bán lẻ phù hợp và ít rủi ro nhất. 

II. 5 kinh nghiệm buộc phải nhớ để mở đại lý bán hàng thu lời hiệu quả

mở cửa hàng đại lý

Kinh nghiệm buộc  phải nhớ khi mở đại lý

1 Tìm hiểu thị trường trước khi mở đại lý

  • Việc tìm hiểu thị trường không chỉ giúp bạn có thể đánh giá được khả năng tiêu thụ cho sản phẩm bạn dự định kinh doanh mà còn giúp bạn có thể hiểu rõ được nhu cầu cũng như mối quan tâm của các khách hàng mục tiêu đối với từng thương hiệu.
  • Điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn được thương hiệu làm đại lý phù hợp, đảm bảo khả năng tiêu thụ cũng như quyền lợi của chính mình. 

2 Ghi nhớ các tiêu chí đánh giá về nguồn cung hàng hóa

  • Tùy theo việc bạn muốn trở thành đại lý cấp 1 hay cấp 2 mà bạn cần có những tiêu chí đánh giá riêng để vừa đảm bảo về chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo được quyền lợi. 

Thông thường, việc lựa chọn đơn vị để làm đại lý sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Sự uy tín: Ở mỗi ngành hàng, sự uy tín của thương hiệu được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sự tin dùng của khách hàng.
  • Không quá khó để bạn có thể đánh giá được sự uy tín của từng thương hiệu, điều này có thể dễ dàng nhận biết được trong quá trình tìm hiểu thị trường cũng như theo dõi về hành vi, thói quen của người tiêu dùng.
  • Và tất nhiên, một nhà cung cấp có đủ khả năng, sự uy tín sẽ đảm bảo được khả năng duy trì cũng như tính bền vững của thương hiệu. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa rủi ro về hợp đồng, giấy tờ, giá thành cũng như là nguồn cung đảm bảo. 
  • Rõ ràng về chính sách, giấy tờ: Thương hiệu nổi tiếng không có nghĩa là bạn nên tin tưởng hoàn toàn vào chính sách của họ. Hãy luôn cẩn trọng, giấy trắng mực đen là yếu tố quyết định giúp bạn có thể đảm bảo tuyệt đối về quyền lợi của mình. Một thương hiệu uy tín cần rõ ràng trong vấn đề pháp lý và minh bạch trong các thông tin hợp tác, ký kết để đi đến mối quan hệ lâu dài. 
  • Chất lượng sản phẩm: Nếu bạn là đại lý cấp 1, các hãng sản xuất thường sẽ có các buổi tham quan nhà máy sản xuất, điều này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về quy trình sản xuất, hay chất lượng của sản phẩm.
  • Chất lượng sản phẩm cũng cần được đánh giá khi nhập về để đảm bảo rằng sản phẩm mà bạn được nhận là chính hãng và đảm bảo mọi tiêu chuẩn quan trọng nhất.
  • Hiệu suất cung cấp sản phẩm/ dịch vụ: Quyết định được đơn vị làm đại lý thôi chưa đủ, hãy quan tâm đến khả năng cung cấp hàng hóa để đưa ra đánh giá tổng quan nhất về đơn vị giao đại lý. Có một số tiêu chí để đánh giá hiệu suất cung cấp của một đơn vị mà bạn cần ghi nhớ:
  • Thời gian giao hàng: Trong các đợt nhập hàng, đơn vị giao đại lý chuyển hàng có bạn trong thời gian bao lâu, có đảm bảo như thỏa thuận hay điều này có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn hay không.
  • Thông tin giao hàng: Hàng hóa được giao có đúng như hợp đồng, từng đợt nhập không? Có đảm bảo cả về chất lượng, loại hàng và số lượng không?
  • Mức độ hỗ trợ: Bên giao đại lý có bảo bảo được khả năng thích ứng với yêu cầu của bạn hay khả năng hỗ trợ về sản phẩm/ dịch vụ cho cửa hàng của bạn như thế nào?
  • Giá cả sản phẩm: Giá cả rõ ràng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn đảm bảo khả năng chi trả cũng như lợi nhuận cho việc kinh doanh của cửa hàng. Một số bên giao đại lý sẽ niêm yết giá bán, vì vậy bạn chỉ cần quan tâm đến giá cũng như chính sách nhập để đánh giá nhằm đảm bảo sự phù hợp. 
  • Ngoài ra, giá cả cần phải tương đương với giá của các nhà cung cấp khác, bạn có thể theo dõi báo giá của nhiều nhà cung cấp để so sánh cũng như đưa ra được các lựa chọn phù hợp hơn.
  • Đặc biệt, việc thay đổi về giá cả sau bán phải được thông báo trước cũng như ổn định một cách hợp lý về mặt thời gian. Và giá trên đơn đặt hàng sẽ không được phép chênh quá nhiều so với trên hóa đơn.
  • Cùng với đó, một trong những vấn đề tương đối nhạy cảm mà bạn cần lưu ý là về hình thức thanh toán. Trong một vài trường hợp, bạn sẽ không thể trả hết một lần tiền hàng cho nhà cung cấp, đây là thời điểm mà một bên giao đại lý cho phép thanh toán nhiều lần sẽ mang lại những thuận lợi nhất định cho việc kinh doanh của bạn.

III. Tiếp thị đúng cách

kinh doanh làm đại lý

Tiếp thị đúng cách khi làm đại lý

  • Ngay cả khi là đại lý của những thương hiệu lớn thì việc tiếp thị đúng cách cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn cần lưu ý để đảm bảo khả năng tiếp cận khách hàng cũng như đưa khách hàng tiềm năng đến với cửa hàng của bạn. 
  • Trở thành đại lý của một thương hiệu, đặc biệt là đại lý độc quyền, bạn sẽ có thể có cơ hội nhận được sự tư vấn và truyền thông trực tiếp từ thương hiệu mà bạn làm đại lý. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí và truyền thông hiệu quả hơn. 

IV. Lên kế hoạch kinh doanh cho từng thời điểm

  • Thực tế, một kế hoạch kinh doanh sẽ không thể dùng được cho tất cả thời điểm. Điều này có nghĩa là, việc lên kế hoạch, chiến dịch nào đó cần phải dựa trên tình hình thực tế hay thời điểm. Ví dụ, bạn sẽ cần một chiến dịch đặc biệt cho dịp mùng 8/3 hay bạn sẽ cần một kế hoạch thật hiệu quả để thanh lý loạt hàng tồn kho khó bán. 
  • Để làm được điều này, việc đánh giá và theo dõi các báo cáo bán hàng, báo cáo tồn kho sẽ là yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý để theo dõi khả năng tiêu thụ cũng như tình hình kinh doanh của cửa hàng. 

LapDuAn.Vn hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu được hình thức kinh doanh mở đại lý cũng như những điều cần nhớ khi trở thành đại lý của một thương hiệu. 

Ngoài ra bạn có thể quan tâm :

Tìm kiếm liên quan :  Bị quyết kinh doanh sữa , Mở cửa hàng kinh doanh cần những gì , Cần mua phần mềm quản lý bán hàng , Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất  , Bộ phần mềm quản lý bán hàng , Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa , Bán phần mềm bán hàng

Liên hệ ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Hotline: 0918 242 186

XIN CHỦ TRƯƠNG

Với kinh nghiệm xử lý hàng trăm dự án trên toàn quốc.

 

VAY VỐN NGÂN HÀNG

Chuyên nhận xử lý hồ sơ vay vốn bị ngân hàng trả về.

 

TÌM NHÀ ĐẦU TƯ

Hồ sơ dự án đầu tư chuyên nghiệp - Kết nối nhà đầu tư.