Kiên thức cơ bản về kinh doanh
I. Hoạt động kinh doanh là gì?
-
Kinh doanh (tên tiếng Anh “Business“) là hoạt động buốn nhằm sinh ra lợi nhuận, các doanh nghiệp,tập đoạn.. thực hiện hoạt động sản xuất ra của cải và vật chất để phục cho nhu cầu người tiêu dùng sau đó rồi đem bán trên thị trường và mang về những lợi nhuận và được tính bằng thước đo của tiền tệ
-
Hiện nay các hoạt động kinh doanh được các tổ chức,thực hiện đa dạng ở nhiều loại thể chế có tổ chức. Các bộ phận đều có những vai trò chức năng riêng tuy nhiện lại thống nhất và kết hợp bền chặt cùng thực hiện mục tiêu kinh doanh cuối cùng là đêm lại doanh số , lợi nhuận cho công ty , doanh nghiệp, tập đoạn của mình...
-
Hệ thống kinh doanh tồn tại trên nền kinh tế hàng hó và hình thức này thực hiện các hoạt động kinh tế tổng hợp trên những phương pháp cùng với quy luật quá trình đầu tư sản xuất, vận tải, du lịch, thương mại.
-
Đặc điểm của kinh doanh là luôn đảm bảo sự vận hành theo chiều hướng tích cực, thích ứng với sự cạnh tranh khốc liệt. Bởi thị trường thì luôn dao động và không chắc chắn nên hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ phải đảm bảo liên tục vận hành không ngừng nghỉ.
-
Khi đã tham gia vào hoạt động kinh doanh thì chủ đầu tư phải luôn nỗ lực trên cơ sở đã có kỹ năng quản trị kinh doanh nhạy bén và vốn kinh doanh nhất định. Trong thời buổi thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh thì việc sáng tạo, đi đầu xu hướng cải cách và nhạy bén trước thị trường là điều mà mỗi doanh nhân cần trang bị, không ngừng học hỏi.
II. Có những loại hình kinh doanh nào?
1. Doanh nghiệp liên doanh
-
Đây là loại hình doanh nghiệp công ty do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh được tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng tài sản của mình trên cơ sở vốn góp vào liên doanh của các bên.
2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
-
Loại hình doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư đến từ nước ngoài. Về bản chất, đây là một công ty trách nhiệm hữu hạn, chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp do một cá nhân nước ngoài bỏ vốn ra thành lập.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
-
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần được quyền phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.
4. Công ty hợp danh
-
Công ty hợp danh là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, có ít nhất hai thành viên hợp danh.
-
Trong đó, mỗi thành viên hợp danh có uy tín nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
-
Công ty có thể có thành viên góp vốn, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
5. Doanh nghiệp tư nhân
-
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Chủ doanh nghiệp nắm toàn bộ quyền điều hành sản xuất và phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp. Do đó mỗi cá nhân sẽ có cơ hội lập doanh nghiệp cho riêng mình nhưng phải đảm bảo chỉ được lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.
Tổng hợp những kiến thức cơ bản về kinh doanh
6. Hợp tác xã
-
Theo Điều 1 của Luật hợp tác xã năm 2003, đây là loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu góp vốn xây dựng góp sức lập ra. Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu chung, mọi người tự nguyện tạo dựng hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể, nâng đỡ quyền lợi của từng xã viên, gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
7. Doanh nghiệp nhà nước
-
Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
-
Các hình thức doanh nghiệp nhà nước bao gồm Công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên.
III. Các lĩnh vực kinh doanh phổ biến hiện nay
1. Ngành nông nghiệp và khai thác
-
Đây là ngành kinh doanh liên quan đến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô nông sản và khoáng sản. Những nguyên nhiên liệu chủ yếu là việc chăn nuôi thủy sản, động vật, khai thác gỗ, khoáng sản, hay trồng và kinh doanh các loại cây nông nghiệp.
2. Ngành dịch vụ tài chính
-
Dịch vụ tài chính là bao gồm các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, v.v. thu lợi nhuận thông qua việc đầu tư và quản lý nguồn vốn.
-
Hiện nay, với việc nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên phát triển, ngành dịch vụ tài chính cũng vì vậy mà có những bước chuyển mình rất lớn. Hàng loạt các dịch vụ về tài chính, ngân hàng có lợi với cả người sử dụng và bên cung cấp liên tục được ra mắt. Điều này cho thấy được tương lai rộng mở của lĩnh vực này.
3. Ngành thông tin
-
Đây là ngành nghề mà những công ty kinh doanh sẽ thu lợi nhuận từ việc bán lại quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền mà người sở hữu những sản phẩm đó khi đăng ký có thể bán lại, hoặc nhượng lại nhưng có thời hạn những sản phẩm đã đăng ký quyền để đảm bảo việc sản phẩm trí tuệ không bị đạo nhái một cách tùy tiện.
4. Ngành kinh doanh vận tải
-
Những đơn vị kinh doanh vận tải sẽ thu lợi nhuận từ việc phí vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Kinh doanh vận tải có thể hoạt động dưới nhiều hình thức và thông qua nhiều loại phương tiện khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng để có những sự thay đổi.
5. Ngành kinh doanh dịch vụ
-
Kinh doanh dịch vụ là một trong ba loại hình kinh doanh chính đang rất phát triển hiện nay. Đây là công việc kinh doanh nhưng không tạo ra hàng hóa hữu hình mà cung cấp các dịch vụ và hàng hóa vô hình, thu lợi bằng cách tính giá sức lao động và trải nghiệm. Với sự đa dạng trong các lĩnh vực hoạt động nên việc đầu tư mảng kinh doanh dịch vụ là một lựa chọn thông minh của các chủ đầu tư, các doanh nhân thích cạnh tranh và chinh phục.
-
Một số ví dụ: kinh doanh khách sạn – nhà hàng; kinh doanh du lịch; dịch vụ vì sức khỏe; tư vấn bất động sản; vận hành, sửa chữa điện tử, tư vấn pháp lý;…
6. Kinh doanh bất động sản
-
Thu lợi từ việc bán, cho thuê, phát triển các tài sản bao gồm đất, nhà ở gắn liền với đất và các loại công trình khác.
7. Ngành kinh doanh dịch vụ công công cộng
-
Ví dụ như ngành điện, xử lý chất thải, nước sinh hoạt thường được đặt dưới sự quản lý của chính phủ.
8. Bán lẻ và phân phối
-
Hoạt động như một trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng, thu lợi nhuận qua dịch vụ bán lẻ và phân phối hàng hóa/ dịch vụ.
-
Kinh doanh bán lẻ đang là một trong những giải pháp thông minh giúp các doanh nghiệp kéo doanh số bán hàng lên cao chóng mặt. Nhờ có kinh doanh bán lẻ mà hàng hóa, sản phẩm thuận lợi lưu thông từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả.
-
Hiện nay hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn đều đầu tư mạnh vào việc bán lẻ để đem thương hiệu đến người tiêu dùng, khiến họ tin tưởng, lựa chọn và trung thành với những sản phẩm do mình sản xuất.
9. Ngành sản xuất
-
Sản xuất hàng hóa từ các nguyên liệu thô hoặc các chi tiết cấu thành, sau đó bán đi thu lợi nhuận. Đây là những doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cung cấp hàng hóa trên thị trường tiêu dùng. Đặc biệt là những mặt hàng, sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sử dụng hàng ngày của người tiêu dùng.
-
Loại hình này vận hành ở độ chuyên môn hóa cao để đảm bảo hàng hóa bán ra thị trường không bị “chậm”, quá trình lưu thông diễn ra nhanh hơn, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận với sản phẩm hàng hóa ngay khi họ cần.
-
Hoạt động sản xuất hàng hóa được áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật sản xuất trên dây truyền đa dạng mặt hàng gồm các phần mềm, máy móc, động cơ, sau đó bán ra đem lại doanh thu. Đây là tiền đề để doanh nghiệp sản xuất không ngừng phát triển, được các chủ đầu tư không tiếc công nâng cấp.
IV. Quy trình hoạt động của một doanh nghiệp
Để có thể kinh doanh hiệu quả thì các hoạt động trong kinh doanh cần phải đảm bảo được những quy trình nhất định. Thiếu bất kì một quy trình nào thì việc kinh doanh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy quy trình hoạt động kinh doanh gồm những gì?
Bước 1. Thành Lập Doanh Nghiệp
-
Chủ sở hữu sử dụng số tài sản hiện có để đăng ký mức vốn điều lệ, dùng trong các hoạt động của công ty, cũng như loại hình hoạt động, lĩnh vực kinh doanh để làm giấy phép kinh doanh. Vốn điều lệ càng cao thì càng nhận được nhiều thuận lợi trong quá trình kinh doanh, nhưng sẽ phải đóng thuế môn bài tương ứng.
Bước 2. Huy động vốn
-
Sau khi đăng kí thành lập công ty, các thành viên cần góp vốn để bằng số vốn đã đăng kí trước đó. Khi cần thêm nguồn tài chính, chủ doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng các hình thức vay dài hạn hoặc ngắn hạn tùy theo nhu cầu.
Bước 3. Cho tài sản vận động
-
Doanh nghiệp sử dụng nguồn tài chính để biến thành các trang thiết bị, nhân viên, văn phòng, công cụ, máy móc… phục vụ quá trình sản xuất và lao động.
Bước 4. Bán hàng thu tiền
-
Doanh nghiệp hoàn thành sản phẩm – dịch vụ để cung cấp cho thị trường, bán hàng kiếm doanh thu.
Bước 5. Thu hồi công nợ
-
Hoàn thành quá trình tiếp nhận số tiền bán hàng và thu hồi công nợ nếu có. Sau khi hoàn thành, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn tài chính đó để quay vòng sản xuất, hoặc huy động thêm vốn để mở rộng phát triển.
V. Đặc điểm kinh doanh hiện nay
Trong hoạt động kinh doanh có những đặc điểm cơ bản dưới đây:
1. Trao đổi hàng hóa và dịch vụ
-
Các hoạt động trong kinh doanh đều có sự liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ đổi lấy tiền hoặc các giá trị của tiền.
2. Giao dịch trong nhiều giao dịch
-
Trong hoạt động kinh doanh thì việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ như một hoạt động chủ yếu và diễn ra thường xuyên và lặp lại. Một sản phẩm và dịch vụ trước khi đến được tay người dùng cần trải qua nhiều giao dịch khác nhau.
3. Lợi nhuận là mục tiêu chính
-
Hoạt động kinh doanh hay bất kỳ một phương thức hoạt động kinh tế nào đều mang một mục tiêu chính là đạt được lợi nhuận. Lợi nhuận chính là những thành quả của hoạt động kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nhân.
4. Kỹ năng kinh doanh để thành công
-
Bất kỳ một lĩnh vực hay một chuyên ngành nào đều cần có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp. Đối với lĩnh vực kinh doanh, muốn trở thành một doanh nhân giỏi cần có những phẩm chất và những kỹ năng kinh doanh nhất định và bắt buộc để có thể điều hành doanh nghiệp.
5. Rủi ro và sự không chắc chắn
-
Kinh doanh là một hoạt động sẽ phải trải qua nhiều rủi ro và những sự cố không chắc chắn. Một số rủi ro trong kinh doanh là mất mát do hỏa hoạn hay trộm cắp cũng có thể bảo vệ bằng chính bảo hiểm. Cũng có những điều không chắc chắn như mất mát do thay đổi các nhu cầu tiêu dùng mà thị trường biến động giá cả.
6. Người bán và người mua
-
Trong lĩnh vực kinh doanh để thực hiện được thành công thì phải có hai yếu tố là bên bán và bên mua thì mới hoàn thành được giao dịch.
7. Kết nối với sản xuất
-
Các hoạt động kinh doanh có thể được kết nối với sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Trong những trường hợp này được gọi là hoạt động công nghiệp. Các ngành công nghiệp có thể được coi là chính hoặc phụ tùy vào quy mô hoạt động kinh doanh.
8. Tiếp thị và phân phối hàng hóa
-
Các hoạt động kinh doanh có thể liên quan đến tiếp thị và phân phối hàng hóa trong những trường hợp được gọi là hoạt động thương mại.
9. Ưu đãi hàng hóa và dịch vụ
Trong kinh doanh để giao dịch được hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa được chia thành 2 loại chính và rõ rệt là:
-
Hàng tiêu dùng: Những hàng hóa sử dụng bởi người tiêu dùng. Đây chính là những sản phẩm sử dụng trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, những đồ dùng thiết yếu không thể thiếu.
-
Hàng hóa sản xuất: Đây là loại hàng hóa được sản xuất nhằm phục vụ cho công việc sản xuất như các thiết bị máy móc…
10. Đáp ứng nhu cầu con người
-
Doanh nhân là những người sẽ đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn và những thắc mắc của con người thông qua hành vi và ý thức và doanh nhân sẽ xác định và phân tích những nhu cầu và mong muốn để tiến hành kinh doanh. Sản xuất những sản phẩm và cung cấp cho con người. Làm hài lòng con người và phục vụ giải quyết những mong muốn cần thiết.
Một số dịch bên chúng tôi :
11. Nghĩa vụ xã hội
-
Doanh nhân hiện đại là có ý thức và trách nhiệm với xã hội của họ. Kinh doanh ngày nay càng định hướng dịch vụ hơn là định hướng đến lợi nhuận kinh doanh.
VI. 10 quyển sách hay về kinh doanh mà bạn cần biết
-
“Tuần làm việc 4 giờ” của Timothy Ferriss
-
“Hoàn thành mọi việc không hề khó: Nghệ thuật thực thi không căng thẳng” của David Allen
-
“Rework” – “Khác biệt để bứt phá”
-
“Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả” của Michael E.Gerber
-
“Từ tốt đến vĩ đại” – Vì sao một số công ty làm được còn một số khác thì không của Jim Collins
-
“Con bò tía” của Seth Godin
-
“Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie
-
“7 thói quen của người thành đạt” của Stephen Covey
-
“Cha giàu, cha nghèo” của Robert Kiyosaki
-
“Nghĩ giàu và làm giàu” của Napoleon Hill
Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả thì yêu cầu doanh nghiệp phải luôn tuân thủ theo các bước đã quy định. Bất kì một doanh nghiệp nào cũng nên hiểu rõ kinh doanh là gì và những kiến thức kinh doanh cơ bản để xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh cụ thể, chính xác, nâng cao hiệu quả hoạt động!
Nếu bạn có gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi công ty lập dự án đầu tư chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về khả năng dự toán, năng lực quản lý thu chi và hoàn thiện các báo cáo cuối năm cho riêng mình. Bạn cần phải nắm vững những nguyên tắc về lợi nhuận, dự báo ngân lưu, để bảo đảm đầu tư và cung cấp cho doanh nghiệp bạn một khuôn khổ vững chắc để tăng trưởng.
Tìm kiếm liên quan: Kiến thức cơ bản về doanh nghiệp, Tài liệu khởi sự doanh nghiệp, Những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, Những kiến thức cơ bản về kinh doanh online