Nếu bạn đã xem xét kế hoạch kinh doanh là gì và tại sao bạn cần một bản kế hoạch cụ thể để bắt đầu và phát triển doanh nghiệp, đã đến lúc tìm hiểu kỹ lưỡng về quy trình xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh thực sự. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức cho mình nhé!

I. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh

  • Trước khi tìm hiểu sâu hơn về quá trình chuẩn bị và thực hiện một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, chúng ta cùng khám phá đôi nét về khái niệm bản kế hoạch kinh doanh, cùng tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp.

1. Bản kế hoạch kinh doanh là gì?

  • Bản kế hoạch kinh doanh chính là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.
  • Trong bản kế hoạch, doanh nghiệp xác định bối cảnh thị trường trọng tâm, đối tượng khách hàng chính, tình hình kinh doanh hiện tại, đối thủ cạnh tranh trong ngành, và phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

2. Tại sao cần lập bản kế hoạch kinh doanh?

tai sao phải lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh rất cần thiết

  • Bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
  • Về mặt đối nội, kế hoạch kinh doanh chính là thước đo đánh giá tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp đó, giúp họ xác định thế mạnh họ đang nắm vững, điểm yếu cần sửa đổi, cơ hội thị trường cần nắm bắt, và những thách thức của yếu tốbên ngoài để có kế hoạch đối phó.
  • Về mặt đối ngoại, bản kế hoạch kinh doanh cũng là tài liệu quan trọng để các đối tượng bên ngoài (như đối tác, nhà đầu tư, khách hàng) nhận biết quá trình hoạt động của doanh nghiệp và ra quyết định trong quá trình hợp tác sau này.

II. Chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh

  • Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần chuẩn bị và thu thập một số tài liệu cần thiết  như sau

1. Thu thập thông tin số liệu

thu thập thông tin

Thu thập thông tin về kế hoạch

  • Mỗi một bản kế hoạch kinh doanh được tạo lập để phục vụ đối tượng người đọc nhất định. Chính vì vậy, công việc đầu tiên của bạn là phải tìm hiểu mục đích xây dựng bản kế hoạch kinh doanh này là để làm gì. Đối tượng người đọc bản kế hoạch là ai…

Sau khi trả lời những câu hỏi cơ bản nhất của bản kế hoạch kinh doanh, ta bắt đầu đi thu thập thông tin số liệu, các thông tin này bao gồm:

  • Mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?

Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có bao nhiêu người? Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu?

  • Sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp là gì?
  • Thông tin về doanh nghiệp, gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, website,…
  • Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
  • Thông tin về những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường.
  • Một số thông tin tổng quan về thị trường, ngành, khách hàng trọng tâm, đối tác mà doanh nghiệp đã và đang làm việc cùng.
  • Thông tin về quy mô sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm tài nguyên, công nghệ, và các nguồn lực khác có liên quan.
  • Hoạt động marketing của doanh nghiệp: kênh phân phối, kênh truyền thông, giá trị thương hiệu, các chương trình quảng bá,…
  • Tài chính: các thông tin về tài sản, nguồn vốn, dòng tiền,…
  • Quản trị rủi ro: Chính là những yếu tố rủi ro mà doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Bạn cần cân nhắc kỹ khối lượng thông tin cần cung cấp trong bản kế hoạch, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa thông tin không mong muốn.

2. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan

chuẩn bị tài liệu về kinh doanh

Chuân bị tai liệu  có liên quan để kế hoạch kinh doanh

Sau khi thu thập các số liệu và thông tin quan trọng, đã đến lúc bạn chuẩn bị một số tài liệu có cần phải đính kèm với bản kế hoạch kinh doanh. Những tài liệu này bao gồm:

  • Logo và bộ nhận diện thương hiệu.
  • Các tài liệu về kế toán, như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ,…
  • Các tài liệu liên quan tới tính xác thực của doanh nghiệp, như giấy phép kinh doanh, các loại chứng chỉ có liên quan.
  • Tài liệu phân tích ngành, thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.

Những tài liệu này có thể nhiều hơn, tùy thuộc vào mục đích và đối tượng người đọc bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

3. Xác định đối tượng thực hiện

  • Một khi hoàn tất các công đoạn thu thập số liệu và tài liệu cần thiết, doanh nghiệp bạn cần xác định đối tượng thực hiện bản kế hoạch kinh doanh. Người thực hiện có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp, kết hợp với việc outsource thiết kế để bảng kế hoạch có phần trực quan chuyên nghiệp hơn.
  • Ở bước chuẩn bị này, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số yếu tố, như chi phí lập kế hoạch, yêu cầu người lập thống nhất quan điểm và định hướng của doanh nghiệp trong bản kế hoạch.

III. 9  bước lập bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

9 bước lập kế hoạch kinh doanh

9 bước lập kế hoạch kinh doanh bài toán thành công

  • Để lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đúng trọng tâm, bạn có thể tham khảo quy trình 9 bước của Uplevo như sau

1 Xác định tầm nhìn dài hạn

  • Muốn đi xa và ổn định, doanh nghiệp của bạn phải có được cho mình một chiến lược kinh doanh trong dài và ngắn hạn. Đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn và đồng nghiệp để follow trong quá trình kinh doanh trong tương lai.
  • Bạn nên viết tầm nhìn dài hạn của công ty trong mục Sứ mệnh, tầm nhìn định hướng trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.

2 Đặt mục tiêu cụ thể

  • Mục tiêu trong bảng kế hoạch kinh doanh là hạng mục bắt buộc phải có. Nhưng mục tiêu ấy cũng cần phải cụ thể, dễ thiết lập, thiết thực và mang tính thử thách. Một mục tiêu tốt là mục tiêu tuân theo nguyên tắc S.M.A.R.T.
đặt mục tiêu kinh doanh

Nguyên tắc S.M.A.R.T

3 Xác định lợi thế bán hàng độc nhất

  • Lợi thế bán hàng độc nhất (USP) là điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là thứ giúp bạn nổi bật trong mắt của khách hàng.
  • Hãy lồng ghép USP vào bản kế hoạch kinh doanh. Điều này giúp bạn nhận biết thế mạnh của bản thân, và làm bản kế hoạch của bạn nổi bật hơn trong mắt của người đọc.
xác định lợi thế bán hàng độc nhất

Xác định lợi thế bán hàng độc nhất

4 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

  • Bạn cần tìm hiểu xem hình thái thị trường bạn đang nhắm vào như thế nào, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ là những ai, quy mô của họ như thế nào. Từ đó, bạn có thể dễ dàng vạch ra kế hoạch đúng đắn trong tương lai.

5 Tìm hiểu khách hàng trọng tâm

tìm hiểu khách hàng trọng tâm
  • Khách hàng trọng tâm chính là đối tượng sẽ trực tiếp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Một điều quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh, đó chính là xác định chính xác đối tượng mình sẽ phục vụ, để có phương hướng lối đi thích hợp.

6 Nghiên cứu cung – cầu thị trường

  • Xác định thật chính xác nguồn cung và nguồn cầu của thị trường có tác động quan trọng tới việc bạn lập kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm ra bên ngoài.

7  Xây dựng các mục tiêu kinh doanh

  • Sau bước nghiên cứu thị trường, đã đến lúc bạn vạch ra cho mình những mục tiêu cụ thể về tài chính, bán hàng và tiếp thị cho sản phẩm của mình.
  • Đừng quên các mục tiêu kinh doanh cũng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc SMART đã được đề cập ở phần trên.

8  Viết chiến lược kinh doanh cụ thể

xây dựng các mục tiêu kinh doanh

Viết các chiến lược kinh doanh

  • Với những mục tiêu nhất định, bạn cần phải xay dựng chiến lược cụ thể cho từng mục tiêu. Kênh truyền thông là gì, áp dụng những chương trình Marketing ra sao? Thời gian áp dụng kéo dài tới bao lâu? Lượng vốn cần thu về là bao nhiêu? Cần bao nhiêu nguồn vốn kinh doanh?

9 Hành động

  • Sau khi đã lập các mục tiêu và chiến lược cụ thể, đã đến lúc bạn áp dụng những kế hoạch mình vạch ra vào thực tế.
  • Bạn cũng đừng quên thường xuyên theo dõi quá trình thay đổi của thị trường để có những cập nhật nhất định cho bảng kế hoạch kinh doanh của mình.

Trên đây là toàn bộ tất tần tật những chia sẻ của LapDuAn.Vn về kế hoạch kinh doanh. Bạn cũng có thể tham khảo những bài viết khác của LapDuAn.Vn về kinh doanh, marketing và khởi nghiệp.

Hoặc bạn có thể tham khảo một số mẫu dự án đầu tư của chúng tôi :

Tìm kiếm liên quan: Mẫu lập kế hoạch kinh doanh trên Word, Mẫu dự án kinh doanh nhỏ, Lập dự an kinh doanh shop quần áo, Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, Ví dụ về dự án kinh doanh, Mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản, Phương an kinh doanh mẫu, Lập dự an kinh doanh quán ăn

Liên hệ ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Hotline: 0918 242 186

XIN CHỦ TRƯƠNG

Với kinh nghiệm xử lý hàng trăm dự án trên toàn quốc.

 

VAY VỐN NGÂN HÀNG

Chuyên nhận xử lý hồ sơ vay vốn bị ngân hàng trả về.

 

TÌM NHÀ ĐẦU TƯ

Hồ sơ dự án đầu tư chuyên nghiệp - Kết nối nhà đầu tư.