Kinh doanh mà không lập kế hoạch đồng nghĩa với việc bạn đang lập kế hoạch cho sự thất bại. Bạn hãy tham khảo 9 bước lập kế hoạch kinh doanh cần thiết dưới đây để có thêm kinh nghiệm cho bản than mình trước khi khởi nghiệp nha.

I. BƯỚC 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo

lập kê hoạch kinh doanh

Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo

  • Ý tưởng giống như linh hồn của bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào, đó là nền tảng để bạn thành công, là mục tiêu mà bạn muốn xây dựng. Chính vì vậy bước đây tiên là hãy xây dựng cho mình một ý tưởng thật độc đáo. Đừng ngại nó điên rồ hay viển vông, không ai đánh thuế giấc mơ, điều quan trọng là cách bạn hiện thực hóa giấc mơ ấy như thế nào thôi. Như ai đã từng nghĩ loài người có thể làm chủ bầu trời cho đến khi anh em nhà Wright sáng tạo ra máy bay?

II. Bước 2: Đặt ra mục tiêu và các thành quả cần đạt được

Mục tiêu chính là cái đích phải đạt được của ý tưởng. Để xác định được mục tiêu bạn cần phải trả lời những câu hỏi:

  • Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? 
  • Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (chẳng hạn như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần)?
  • Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)? 
  • Liệt kê các mục tiêu sẽ giúp bạn lên kế hoạch chi tiết và chính xác hơn. Đồng thời, đó cũng là kim chỉ nam cho bạn và đồng nghiệp để follow trong quá trình kinh doanh trong tương lai.

Bạn có thể tham khảo : Dịch viết dự án đầu tư

III. Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường, đối thủ

nghiên cứu thị trường kinh doanh

Phân tích nghiên cứu thị trường và đối thủ vô cùng quan trọng

  • Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường cũng như đối thủ của bạn. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào... 
  • Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn. 

IV. BƯỚC 4: Lập biểu đồ swot - Điểm mạnh, điểm yếu , cơ hội, thách thức

kiến thức kinh doanh

Lập biểu Swot Chỉ ra được điểm mạnh điểm yếu của mình

  • Hiểu người giờ đến lượt bạn phải hiểu chính mình, lập ra biểu đồ SWOT giúp bạn thống kê lại bạn thân mình có thế mạnh gì để cạnh tranh, cần khắc phục và phải vượt qua những gì.

V. Bước 5: Lựa chọn và thiết lập mô hình tổ chức kinh doanh

  • Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng loại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào. 

VI. Bước 6. Lập kế hoạch Marketing

lên kế hoạch marketing onile

Lập kế hoạch Marketing onile

  • Đây chính là bước bắt đầu của việc biến những ý tưởng trên giấy thành những hành động cụ thể. Sản phẩm bạn làm ra phải được biết đến, được công nhận thì mới có thể bán ra kiếm lợi nhuận. Do vậy, đừng quên quảng cáo, truyền thông thương hiệu. Ngay từ lúc khởi nghiệp hãy thực hiện Marketing, một chiến lược dài hơi và linh hoạt sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường dễ dàng hơn.

Bước 7. Lập kế hoạch quản lý nhân sự

  • Thành công của một doanh nghiệp là nhờ những đóng góp thành công của mỗi cá nhân trong tập thể. Nhân viên và khách hàng là 2 đối tượng có tầm quan trọng như nhau trong bản kế hoạch kinh doanh. Doanh nghiệp của bạn có thể tồn tại, mở rộng, phát triển được hay không phụ thuộc vào đội ngũ quản lý nhân sự. Nên có một hệ thống chuyên môn giúp bạn lên kế hoạch quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển kỹ năng cho nhân viên.

VIII. 8. Lập kế hoạch quản lý tài chính

Lập kế hoạch tai chính

Lập kế hoạch tài chính

  • Nhiều chuyên gia nhận định rằng, cho dù doanh nghiệp của bạn có doanh thu cao đến đâu nhưng không quản lý dòng tiền thì vẫn có thể phá sản như thường. Cần những khoản phí gì, khi nào chi ra, khi nào thì thu vào,…Tất cả các câu hỏi đó nên đưa vào một bản kế hoạch cụ thể.

Bạn có thể xem thêm :  Tư vấn tài chính dự án

IX. Kế hoạch thực hiện

  • Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Càng chi tiết càng tốt. Nhớ đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. 

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của LapDuan.Vn về các bước lập một kế hoạch kinh doanh, hiệu quả và chuyên nghiệp nhất, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm : 

Tìm kiếm liên quan : Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, Bài mẫu lập kế hoạch kinh doanh Công nghệ 10, Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, Mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản, Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình, Mẫu lập kế hoạch kinh doanh trên Word, Lập kế hoạch kinh doanh bán hàng, Bản kế hoạch kinh doanh

Liên hệ ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Hotline: 0918 242 186

XIN CHỦ TRƯƠNG

Với kinh nghiệm xử lý hàng trăm dự án trên toàn quốc.

 

VAY VỐN NGÂN HÀNG

Chuyên nhận xử lý hồ sơ vay vốn bị ngân hàng trả về.

 

TÌM NHÀ ĐẦU TƯ

Hồ sơ dự án đầu tư chuyên nghiệp - Kết nối nhà đầu tư.