Nhiều lãnh đạo đã ý thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Tuy nhiên họ vẫn còn khá bối rối, lúng túng khi bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi số, đặc biệt là làm thế nào để vừa duy trì sản xuất bình thường vừa thực hiện việc chuyển đổi số. Hai quá trình này phải tiến hành song song với nhau để đảm bảo doanh nghiệp có khả năng vận hành khi chuyển đổi số cho doanh nghiệp hoàn tất. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn về chuyển đôi số nhé.

I. Những vấn đề gặp phải khi bắt đầu chuyển đổi số cho doanh nghiệp

kiến thúc kinh doanh

Những vấn đề gặp phải khi bắt đầu chuyển đổi số cho doanh nghiệp

  • - Về vấn đề này chúng ta có thể tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết 7 yếu tố cản trở quá trình chuyển đổi số. Cần phải ý thức được rằng chuyển đổi số không chỉ là việc bạn đem các dữ liệu số hoá. Hoặc dùng máy móc hiện đại để thay thế tất các công việc đang làm. Đó chỉ là bước đầu tiên, căn bản nhất của quá trình chuyển đổi số. Cần đồng bộ trong tư duy nhân viên, quy trình quản lý doanh nghiệp. Để mô hình này thật sự có hiệu quả, giúp doanh nghiệp phát triển.
  • - Tập thể nhân viên cần có ý thức trong việc sử dụng công nghệ, chuẩn hoá quy trình, tìm kiếm những điểm đột phá để ứng dụng hiệu quả. Thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới, không nên bị động tiếp nhận.
  • - Gartner khuyến nghị, thay vì tập trung vào công nghệ, các nhà quản trị nên xem xét lại việc thiết kế tổ chức, xây dựng và chuẩn hóa các công cụ, công nghệ, quy trình, biểu mẫu. "Nhắm đến những nhu cầu chưa được đáp ứng - những nhu cầu của thị trường và khách hàng mà ngành chưa từng phục vụ trước đây," Raskino, chuyên gia của Gartner tư vấn.

Lập dự án đầu tư

Mẫu dự án đầu tư

Tìm nhà đầu tư

II. 4 Bước cơ bản của quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp

kiến thức kinh doanh

4 bước cơ bản của qua trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp

  • Dưới đây là 4 bước cơ bản được tham khảo từ những doanh nghiệp thành công trong việc chuyển đổi số. Tuỳ theo từng đặc điểm, quy mô doanh nghiệp, tình hình thực tế, lĩnh vực kinh doanh. Những bước này có thể thay đổi phù hợp với đặc trưng của doanh nghiệp.

Bước 1. Đánh giá tình hình thực tế của doanh nghiệp

  • Lãnh đạo công ty cần xác định vì sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số. Bắt đầu từ đâu, cần chuẩn bị những gì để thực hiện chuyển đổi, ngân sách, thời gian thực hiện chuyển đổi như thế nào cho phù hợp? Cần phải nắm rõ tình hình thực tế, năng lực nhân viên trong tổ chức. Tuyệt đối không thể duy ý chí, nóng vội, hoặc đốt cháy giai đoạn. Luôn đặt mục tiêu, thực hiện đánh giá phù hợp.
  • "Xác định xong, doanh nghiệp nên chuẩn bị về dữ liệu mẫu, phải làm thật sạch dữ liệu bởi vì dữ liệu là dầu mỏ, là một loại tài nguyên", ông Thắng nói.

Bước 2. Lựa chọn công nghệ phù hợp

  • Dựa trên dữ liệu tổng hợp lựa chọn công nghệ quản lý phù hợp. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược trong định hướng phát triển công ty. Công nghệ phải có khả năng phát triển, nền tảng mở để đáp ứng nhu cầu của công ty trong tương lai. Ông Nguyễn Thành Nam, cựu Tổng giám đốc FPT, hiện là Nhà sáng lập Đại học Funix, lưu ý rằng tư duy phải có trước và phần mềm có sau. " Đây là tư duy biết nhìn công ty dưới dạng những con số rồi sau đó mới tính tới mua phần mềm", ông nói. Đừng để công nghệ cản trở sự phát triển của doanh nghiệp hoặc công nghệ quá xa, không ai biết sử dụng, không ứng dụng được vào công việc.

Bước 3. Số hoá dữ liệu

kiến thức khởi nghiệp

Số hóa dữ liệu

  • Số hoá bao gồm số hoá về nhân sự, khách hàng, dữ liệu về quy trình về công việc…Thiết lập hệ thống quy trình làm việc sau khi số hoá, như quyền truy cập vào dữ liệu, bảo mật an toàn, xử lý sự cố. Nhân viên cầ quen thuộc với quy trình, ứng dụng vào công việc. Nhân viên mới cần có cơ hội được học tập tiếp xúc sử dụng công nghệ.

Bước 4. Xây dựng báo cáo và đánh giá tình hình hiệu quả

  • Khi mọi thứ đã số hóa, đây là lúc xây dựng hệ thống báo cáo. Hệ thống này có thể là báo cáo tiến độ nhân sự, báo cáo doanh số, báo cáo tiếp thị... Lưu ý rằng, quá trình xây dựng và cải tiến báo cáo cần lặp đi lặp lại liên tục.
  • Ông Phạm Hải Văn, Nhà đồng sáng lập BB Capital ước tính, trước đây ở Việt Nam có thể có đến 60-70% các CEO ra quyết định theo cảm tính mà thiếu các số liệu báo cáo thống kê. Nhưng khi đã có giải pháp công nghệ, nắm được số liệu đầy đủ sẽ giúp nâng cao hiệu suất, đưa doanh nghiệp đi nhanh và đúng hướng, tạo lợi thế cạnh tranh.

Quy trình thực hiện số hoá đòi hỏi sự đồng lòng, thống nhất của doanh nghiệp. Không ngừng khắc phục nhược điểm hoàn thiện.Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp ích được bạn trong quá khởi nghiệp chuyển đổi số.

Ngoài ra bạn có thể quan tâm : 

Liên hệ ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Hotline: 0918 242 186

XIN CHỦ TRƯƠNG

Với kinh nghiệm xử lý hàng trăm dự án trên toàn quốc.

 

VAY VỐN NGÂN HÀNG

Chuyên nhận xử lý hồ sơ vay vốn bị ngân hàng trả về.

 

TÌM NHÀ ĐẦU TƯ

Hồ sơ dự án đầu tư chuyên nghiệp - Kết nối nhà đầu tư.