Với dân số sấp xỉ 100 triệu người, thị trường nghành Dược Liệu hứa hẹn nhiều tiềm năng và rất đáng để đầu tư. Ngoài việc khai thác tiềm năng trong nước, với nhiều lợi thế tiềm tàng Nghành Dược Liệu Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu qua nhiều thị trường trên thế giới.

Thực trạng và Dự báo nhu cầu dược liệu trong nước (Việt Nam) và trên thế giới trong thời gian tới

Thực trạng và Dự báo nhu cầu dược liệu trong nước (Việt Nam) và trên thế giới trong thời gian tới

1. Dự báo về thị trường và khả năng cạnh tranh của dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước và thế giới.

Dựa trên các nhân tố tích cực như: Các chỉ số kinh tế (Tăng trưởng GDP, bình quân thu nhập đầu người), xu hướng chẩn đoán và điều trị sớm, đầu tư mạnh về hạ tầng y tế công lập và tư nhân, mức độ tăng trưởng đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực dược và nghiên cứu một số dự báo của các tổ chức trong và ngoài nước.

Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam và khả năng cung ứng thuốc đến năm 2020:  

  • Thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm và đạt giá trị (sản xuất trong nước và xuất khẩu) trên 2,5 tỷ USD vào năm 2019 theo dự đoán của hãng nghiên cứu thị trường Business Monitor International Ltd (BMI) của Anh Quốc.
  • BMI dự báo, trong 5 năm tới thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ là mảnh đất giàu tiềm năng cho các công ty nước ngoài do thị trường bắt đầu mở cửa rộng hơn cho các doanh nghiệp và thị trường Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng: 17%-19%/năm và tiền thuốc tăng gấp đôi sau 5 năm.Theo cam kết của WTO, các công ty dược phẩm nước ngoài có quyền mở chi nhánh tại Việt Nam và được tham gia nhập khẩu trực tiếp dược phẩm, mặc dù chưa được quyền phân phối. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ giảm thuế cho sản phẩm y tế là 5% và 2,5% cho thuốc nhập khẩu trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO.

Biểu đồ dự báo nhu cầu sử dụng thuốc của Việt Nam

Biểu đồ dự báo nhu cầu sử dụng thuốc của Việt Nam

Biểu đồ dự báo nhu cầu sử dụng thuốc của Việt Nam

Biểu đồ dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam

(Dự báo quy hoạch)

Dự báo về cung cầu thị trường dược liệu trong nước, khả năng xuất khẩu dược liệu của Việt Nam đến các thị trường Quốc tế:

  • Nhu cầu trong nước: Với trên 90 triệu dân Việt Nam, hứa hẹn cho dược liệu một thị trường tiềm năng khi nhu cầu sử dụng mặt hàng này ngày càng lớn, có tốc độ tăng trưởng bình quân cao 11,7%/năm. Không chỉ là thuốc, xu thế mỹ phẩm dùng nguyên liệu từ thiên nhiên thay thế nguyên liệu tổng hợp đã chiếm 90% tổng số mỹ phẩm được sản xuất.
  • Khả năng xuất khẩu dược phẩm: Trong những năm gần đây cũng có nhiều khởi sắc, tuy nhiên, so với giá trị sản xuất thuốc trong nước, con số này còn quá khiêm tốn. Thị trường xuất khẩu dược phẩm chủ yếu của Việt Nam trong những năm gần đây là châu Phi, Nga, một số nước láng giềng. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các công ty là thuốc từ dược liệu, thuốc kháng sinh, một số loại Vitamin tổng hợp ... và một số mặt hàng khác theo yêu cầu của đối tác.

Với tiềm năng sẵn có về nguồn dược liệu tự nhiên, kết hợp với quy hoạch nuôi trồng dược liệu, đồng thời xây dựng một số Trung tâm chế biến và chiết xuất thì khả năng cung ứng và xuất khẩu dược liệu và thuốc từ dược liệu trong giai đoạn tới là rất có khả năng. Hàng năm khối lượng dược liệu xuất khẩu có thể đạt tới 15.000 – 20.000 tấn nguyên liệu/năm, cung ứng cho sản xuất trong nước khoảng 20.000 tấn/năm, các sản phẩm từ dược liệu đảm bảo sức cạnh tranh với thị trường quốc tế.

2. Dự báo khả năng công nghệ trong nghành dược liệu tại Việt Nam.

Dự báo về khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất dược liệu; giống cây thuốc chất lượng cao, biện pháp, kỹ thuật canh tác mới. Cơ khí hóa trong canh tác và thu hoạch dược liệu để tăng khả năng cạnh tranh về giá cả, đầu tư công nghệ chọn lọc giống cây thuốc chất lượng cao.

  • Dược liệu là sản phẩm của nông nghiệp, gắn với nông thôn ở giai đoạn tạo nguồn nguyên liệu và sau đó là sang giai đoạn chế biến bào chế, chiết xuất, tức là công nghệ sau thu hoạch. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi các khâu từ trồng trọt, thu hái, bào chế, bảo quản... để đảm bảo dược liệu có đủ các tiêu chuẩn: đúng, tốt, sạch tinh khiết cũng khắt khe hơn.
  • Với địa vị là một nước vừa thoát qua ngưỡng thu nhập thấp, việc đầu tư các cơ sở nghiên cứu khoa học không thể chỉ trông chờ vào đầu tư công mà cần có chính sách khuyến khích và tăng cường đầu tư từ khu vực tư nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần chú ý tình trạng hiện nay, các doanh nghiệp dược Việt Nam có quy mô nhỏ, khó có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào các cơ sở nghiên cứu khoa học dược liệu đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn. Vì vậy, cần nghiên cứu đưa ra các mô hình kết hợp công - tư và khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức, để trong một thời gian hợp lý có thể nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dược liệu.

Dự báo về công nghệ và thiết bị nhằm phục vụ quá trình sơ chế, chế biến dược liệu sau thu hoạch trong thời gian tới.

  • Hiện nay một vài doanh nghiệp nắm bắt được sự phát triển của thị trường đã bắt đầu đầu tư các Nhà máy chiết xuất ở các vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, phần lớn các trang thiết bị của các Nhà máy này vẫn chỉ dùng để “nấu cao” ở quy mô lớn có sự hỗ trợ của máy móc. Một số cơ sở nhỏ có thiết bị hiện đại hơn (chiết có gia nhiệt với các dung môi cồn, cồn – nước, cô thu hồi dung môi dưới áp suất giảm…) nhưng lại thiếu những quy trình chiết, các sản phẩm chiết có chất lượng cao đặc trưng cho cơ sở, có sản lượng đủ lớn cạnh tranh với nước ngoài.  
  • Giai đoạn tới cần tập trung đầu tư thiết bị sấy khô dược liệu để có sản phẩm dược liệu đạt chất lượng tốt; đầu tư cho chưng cất các loại tinh dầu; công nghệ sản xuất bao bì; công nghệ cao hơn như chiết xuất dược liệu bằng dung môi xăng cho các nhà sản xuất lớn...

Dự báo khả năng đầu tư xây dựng mới các xưởng sơ chế, chiết xuất dược liệu trong vùng nguyên liệu.

  • Theo số liệu thống kê, hiện nay các cơ sở sản xuất dược tập trung ở Khu vực Đông nam bộ và đồng bằng sông Hồng, chỉ có một cơ sở sản xuất dược phẩm ở khu vực Tây Bắc.
  • Trong khi đó, vấn đề bất cập hiện tại là áp dụng công nghệ trong phân phối sản phẩm dược liệu từ người sản xuất tới các nhà máy chế biến đang còn bỏ ngỏ. Dẫn tới tình trạng người trồng khó tiếp cận các kênh phân phối sản phẩm chuyên nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin. Các nguồn vốn hỗ trợ phát triển dược liệu chủ yếu chỉ phát triển vùng trồng chứ chưa chú trọng đến nguồn đầu ra của sản phẩm, dẫn đến khi nguồn vốn hỗ trợ sau khi hết hạn mức thì người nông dân phải tìm các biện pháp để bán sản phẩm một cách tự phát.

3. Một số Dịch vụ tại LapDuAn.Vn

Tìm kiếm liên quan: Thực trạng dược liệu ở Việt Nam, Thị trường dược liệu Việt Nam, Hội dược liệu Việt Nam, Nhu cầu sử dụng dược liệu, Hội trồng cây dược liệu, Dược liệu Việt Nam, Hợp tác trồng cây dược liệu, Ngành dược liệu Việt Nam hiện tại và tương lai

Liên hệ ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Hotline: 0918 242 186

XIN CHỦ TRƯƠNG

Với kinh nghiệm xử lý hàng trăm dự án trên toàn quốc.

 

VAY VỐN NGÂN HÀNG

Chuyên nhận xử lý hồ sơ vay vốn bị ngân hàng trả về.

 

TÌM NHÀ ĐẦU TƯ

Hồ sơ dự án đầu tư chuyên nghiệp - Kết nối nhà đầu tư.