Lạm phát là một trong những chủ đề được các nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế thảo luận nhiều nhất trong thời gian gần đây sau khi thị trường chứng khoán đã có một đợt tăng trưởng liên tục và mạnh mẽ. Vậy lạm phát là gì? Nó xảy ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết dưới đây.

I. Lạm phát là gì?

lạm phát là gì

Lạm phát là gì ? ảnh hưởng của lạm phát như nào ?

  • Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế theo thời gian.
  • Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế, thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh…
  • Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.
  • Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, nhưng nếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát. Nếu mức giá chung giảm, ta có giảm phát. Nếu chỉ có một vài mặt hàng chẳng hạn như giá đường, hay giá gạo tăng một cách đơn lẻ thì không có nghĩa là lạm phát, mà đơn giản chỉ là một sự mất cân đối tạm thời giữa cung và cầu trong ngắn hạn. Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng tiền bị sụt giảm.
Ví dụ: Năm 2018 chỉ số CPI của Mỹ là 300,000 USD. Sang năm 2019, chỉ số CPI của Mỹ là 310,000 USD. Vậy tỷ lệ phần trăm lạm phát hằng năm trong suốt 2018 là: ((310,000 – 300,000)/300,000) x 100% = 3,33%

II . Nguyên nhân lạm phát diễn ra ?

nguyên nhân dấn đến lạm phát

Nguyên dẫn đến lạm phát từ đâu ?

  • Trên thực tế lạm phát có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng hai nguyên nhân chính nổi bật nhất là lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy.
  • Lạm phát do cầu kéo
  • Hiểu nôm na là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả tăng. Đồng thời, dẫn đến giá cả của hàng loạt hàng hóa khác cũng “leo thang”. Như vậy, giá trị của đồng tiền cũng trở nên mất giá, bạn phải dùng nhiều tiền hơn để mua hàng hóa.
Ví dụ: khi giá xăng tăng lên thì hầu như tất cả các hàng hóa dịch vụ đều tăng theo như taxi, grab, hàng nhu yếu phẩm…

1. Lạm phát do chi phí đẩy

  • Chi phí đẩy được liệt kê là: giá cả nguyên liệu mua vào, thuế, tiền lương công nhân, chi trả bảo hiểm,tiền máy móc… của một doanh nghiệp. Một khi những chi phí này tăng lên sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng giá sản phẩm bán ra thị trường để đảm bảo lợi nhuận. Điều này gây ra hiện trạng mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng theo.

2. Lạm phát do cơ cấu

  • Đây là vấn đề lạm phát xuất phát từ các doanh nghiệp mà ra. Từ một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả muốn nâng tiền lương cho nhân viên, sẽ kéo theo các doanh nghiệp khác tăng theo dù không biết kinh doanh có đạt doanh thu hay không. Bởi, họ sử dụng cách tăng giá sản phẩm trên thị trường để đảm bảo lợi nhuận.
  • Lạm phát do cầu thay đổi
  • Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, nhưng lại là mặt hàng được cung cấp độc quyền (như giá điện ở Việt Nam), thì chúng vẫn không giảm giá được. Đồng thời, dẫn đến lượng cầu về một mặt hàng khác tăng lên và cũng tăng giá.

3. Lạm phát do xuất khẩu

  • Là hiện tượng lạm phát do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Tổng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến tổng cung không đủ để cung ứng. Khi đó, các sản phẩm thiếu hụt này sẽ đẩy giá cả lên.

4. Lạm phát do nhập khẩu

  • Khi hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế hoặc giá cả trên thế giới, khiến giá bán ra trong nước cũng tăng theo. Và nếu mức giá chung bị giá cả của nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

5. Lạm phát do tiền tệ

  • Đây là nguyên nhân từ các ngân hàng khiến lượng tiền trong nước tăng, phát sinh lạm phát. Khi ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ vào để giữ đồng tiền trong nước không mất giá. Hoặc, có thể do ngân hàng mua công trái theo yêu cầu nhà nước, khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhiều.

III. Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến các nhà đầu tư cổ phiếu

lạm phát là gì

Lạm phát ảnh hưởng như nào tới cổ phiếu

  • Khi lạm phát tăng, Fed sẽ có biện pháp giảm nhiệt bằng cách tăng lãi suất cho vay. Khi lãi suất cao hơn, chi phí đi vay cao hơn, các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ hạn chế vay mượn, do đó chi tiêu cũng ít hơn, dẫn đến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm xuống. Điều này có thể sẽ đe dọa đến lợi ích của các nhà đầu tư chứng khoán, cụ thể như sau:
  • Khi lãi suất cao, tiền sẽ đổ sang trái phiếu do đem lại lợi nhuận tốt hơn và ít rủi ro hơn, khiến giá cổ phiếu sụt giảm
  • Lạm phát làm giảm tiết kiệm thực tế và lợi tức đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư đều hướng tới mục tiêu tăng sức mua dài hạn. Lạm phát gây rủi ro cho mục tiêu này vì lợi tức đầu tư trước tiên phải theo kịp tốc độ lạm phát để tăng sức mua thực tế. Ví dụ, một khoản đầu tư sinh lời 2% trước lạm phát trong môi trường lạm phát 3% sẽ thực sự tạo ra lợi nhuận âm (−1%) khi được điều chỉnh theo lạm phát.
  • Đặc biệt, nếu các nhà đầu tư không bảo vệ danh mục đầu tư của mình, lạm phát có thể gây hại cho lợi nhuận thu nhập cố định. Nhiều nhà đầu tư mua chứng khoán có thu nhập cố định vì họ muốn có một dòng thu nhập ổn định. Tuy nhiên, lạm phát khiến các chứng khoán có thu nhập cố định vẫn giữ nguyên giá cho đến khi đáo hạn.

IV. Các khía cạnh tích cực và tiêu cực của lạm phát

các khía cạnh của lạm phát

Các khía cạnh của lạm phát

1. Các khía cạnh tích cực của lạm phát 

  • Mặc dù lạm phát thường rất có hại, nhưng nó có thể có một số lợi ích tích cực. Thứ nhất, lạm phát có thể kích thích nền kinh tế của một quốc gia. Khi có nhiều tiền hơn trong lưu thông, điều đó có nghĩa sẽ có nhiều tiền hơn cho chi tiêu, nhờ đó tạo ra cầu nhiều hơn. Điều này giúp thúc đẩy sản xuất, giảm thất nghiệp, và đưa nhiều tiền hơn vào hoạt động kinh tế trên tổng thể.
  • Thứ hai, lạm phát giúp chống lại một mối nguy hiểm đối với nền kinh tế được gọi là "Nghịch lý của tiết kiệm". Đây là thuật ngữ được đưa ra bởi John Maynard Keynes, một nhà kinh tế học nổi tiếng thế kỷ 20. Thuật ngữ này đề cập đến xu hướng trì hoãn mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng khi giá giảm trong thời kỳ giảm phát. Như bạn có thể thấy, lạm phát hoạt động theo cách ngược lại của giảm phát - nó nhắc nhở người tiêu dùng nên nhanh chóng mua hàng hóa và dịch vụ trước khi giá của chúng tăng thêm.

2. Khía cạnh tiêu cực của lạm phát 

  • Dễ hiểu khi lạm phát là mối quan tâm của các nhà kinh tế và quan chức chính phủ, ngoài ra nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với những người dân thường vì nhiều lý do. Lạm phát tác động đến những người dễ bị tổn thương nhất trong một quốc gia - người nghèo và người già – và cũng làm giảm thu nhập thực của tầng lớp lao động. Thứ ba, lạm phát làm cho lãi suất tăng lên. Cuối cùng, lạm phát làm giảm giá trị tiết kiệm. Những người đã dành nhiều năm để tiết kiệm tiền cho giáo dục hoặc nghỉ hưu sẽ thấy sức mua của số tiền đó giảm đáng kể.

Kết luận

Xã hội Việt Nam hiện nay cũng đang bước vào thời kỳ lạm phát ngày càng lớn khiến cuộc sống người dân không dễ thở. Thực hiện tốt những chính sách vừa nêu trên có thể giúp bạn kiểm soát tình hình lạm phát hiệu quả. Nếu bạn đang là một nhà sản xuất, thì việc chủ động nhất tránh lạm phát xảy ra chính là vay tiền với lãi suất thấp. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều lợi ích.

Bạn có thể tham khảo thêm :

Tìm kiếm liên quan: Lạm phát là tốt hay xấu, Bản chất của lạm phát là gì, Hậu quả của lạm phát, Lạm phát là gì, Lạm phát Việt Nam, Tại sao lạm phát vừa phải lại tốt, Giảm lạm phát là gì, Ví dụ về lạm phát

Liên hệ ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Hotline: 0918 242 186

XIN CHỦ TRƯƠNG

Với kinh nghiệm xử lý hàng trăm dự án trên toàn quốc.

 

VAY VỐN NGÂN HÀNG

Chuyên nhận xử lý hồ sơ vay vốn bị ngân hàng trả về.

 

TÌM NHÀ ĐẦU TƯ

Hồ sơ dự án đầu tư chuyên nghiệp - Kết nối nhà đầu tư.